Thien Hạ Bét

Theo Điều 55 luật Các tổ chức tín dụng năm 201 trai khoe cu

【trai khoe cu】Không giữ chức vụ gì, vì sao bà Trương Mỹ Lan thao túng được ngân hàng SCB?

TheônggiữchứcvụgìvìsaobàTrươngMỹLanthaotúngđượcngânhàtrai khoe cuo Điều 55 luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng. Thế nhưng, bà Trương Mỹ Lan đã nắm cổ phần chi phối hơn 91% vốn tại ngân hàng SCB. Bà Lan đã làm điều đó như thế nào?

Sử dụng gần 100 cổ đông nhờ đứng tên cổ phần SCB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập vào ngày 26.11.2011, đi vào hoạt động ngày 1.1.2012 trên cơ sở hợp nhất 3 ngân hàng TMCP gồm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Theo bản kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an), bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn VTP (Tập đoàn VTP) - đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn lượng cổ phần của các ngân hàng này để thao túng hoạt động của ngân hàng phục vụ cho mục đích cá nhân. 

Vì sao bà Trương Mỹ Lan chi phối được toàn bộ ngân hàng SCB? - Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan chi phối toàn bộ hoạt động của SCB

TNO

Cụ thể, từ tháng 12.2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Trương Mỹ Lan đã nắm giữ 81,43% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; nắm 98,74% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và nắm 80,46% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên 24 cổ đông. Sau khi 3 ngân hàng này được hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bà Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu hơn 85,6% cổ phần của SCB. Đồng thời bà tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần SCB để tăng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng này lên 91,545% vào đầu năm 2018.

Trương Huệ Vân - cháu bà Trương Mỹ Lan đã khai gì?

Tính đến tháng 10.2022, SCB có vốn điều lệ hơn 15.231,68 tỉ đồng, tương ứng hơn 1,52 tỉ cổ phiếu với tổng số 4.129 cổ đông được Ngân hàng Nhà nước công nhận. Trong đó, bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu, chi phối hơn 1,39 tỉ cổ phần SCB, chiếm 91,536% vốn điều lệ do 27 pháp nhân và cá nhân đứng tên giúp. Trong đó, riêng bản thân bà Trương Mỹ Lan trực tiếp đứng tên sở hữu gần 75,9 triệu cổ phần, chiếm 4,982% vốn điều lệ SCB. 

Với việc sở hữu, nắm quyền chi phối cổ phần SCB, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng những người tin tưởng, thân tín - đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của SCB và trả mức lương cao từ 200 - 500 triệu đồng/tháng,

Cụ thể, những lãnh đạo chủ chốt của SCB đều do bà Trương Mỹ Lan tuyển chọn, giao nhiệm vụ như bà Nguyễn Thị Thu Sương trước khi làm Chủ tịch HĐQT của SCB từ ngày 23.12.2011 - 16.3.2014 nguyên là trợ lý Ban tổng giám đốc Tập đoàn VTP; Tổng giám đốc Công ty Đại Trường Sơn (sau đổi tên là Công ty Sài Gòn Peninsula); ông Đinh Văn Thành - Chủ tịch HĐQT SCB từ ngày 17.3.2014 - 6.12.2020 nguyên là Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Phó chủ tịch thường trực SCB; ông Bùi Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT của SCB từ 7.12.2020 - 13.10.2022 đã làm việc tại SCB từ 2009 với nhiều vị trí; ông Trầm Thích Tồn - Phó chủ tịch HĐQT của SCB từ 23.12.2011 - 16.3.2014 nguyên là Giám đốc chi nhánh - Công ty CP Đầu tư An Đông (từ năm 2004 - 2007), nguyên là Giám đốc chi nhánh - Công ty CP Đầu tư An Đông, Tổng giám đốc Công ty Đại Trường Sơn (sau đổi tên là Công ty Sài Gòn Peninsula) từ năm 2008 - tháng 3.2010...

Biến SCB thành công cụ huy động tiền gởi rồi chiếm đoạt

Theo lời khai của các đối tượng nêu trên, bà Trương Mỹ Lan chi phối toàn bộ hoạt động của SCB kể cả về nhân sự và hoạt động tín dụng thông qua các thân tín giữ vai trò chủ chốt tại ngân hàng.

Như vậy, mặc dù không trực tiếp giữ chức vụ tại ngân hàng SCB nhưng với việc nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần SCB, bà Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng SCB. Từ đó biến ngân hàng này thành công cụ tài chính để huy động tiền gửi, chỉ đạo các lãnh đạo chủ chốt của SCB và hệ sinh thái Tập đoàn VTP sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân để lập hàng nghìn bộ hồ sơ "khống" đứng tên vay vốn tại ngân hàng SCB để sử dụng trái mục đích, chiếm đoạt tiền sử dụng cá nhân.

Xem nhanh 12h ngày 20.11: Cả đoàn thanh tra SCB đều được chi hối lộ | Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sắp về đích

Theo cơ quan điều tra, hành vi của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng.

TS Lê Đạt Chí - Trưởng khoa Tài chính trường Đại học Kinh tế TP.HCM - nhận xét qua vụ việc xảy ra tại SCB cho thấy quy định về sở hữu của nhà đầu tư tại ngân hàng bị vô hiệu hóa khi những người thực hiện mong muốn thâu tóm ngân hàng nào đó. Bà Trương Mỹ Lan thông qua nhiều cá nhân đứng tên cổ phần với tỷ lệ dưới 5% nên không bị phát hiện, trong khi quyền kiểm soát lên đến 90%. Một trong những giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra gần đây là sửa đổi luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân từ mức 5% vốn điều lệ ngân hàng sẽ giảm xuống còn 3%. Sở hữu của một cổ đông là tổ chức, giảm từ mức 15% hiện tại xuống còn 10%, của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.

Các quy định về tỷ lệ này cũng sẽ không thể nào ngăn chặn được sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các nhà băng. Bởi, hệ sinh thái các công ty ma, các cá nhân đứng thay cổ phần sẽ tăng lên hơn trước, tinh vi hơn trước. Vấn đề ở đây không phải làm cách nào để ngăn chặn sở hữu của tổ chức hay cá nhân mà cần chú trọng hơn đến mục đích mà nhóm cổ đông này hướng đến. Đó là tạo ra ngân hàng sân sau cung cấp nguồn tín dụng cho hệ sinh thái công ty mà nhóm cổ đông đó thành lập nhằm rút vốn NH.

Từ đó, TS Lê Đạt Chí kiến nghị giải pháp khi sửa đổi luật các tổ chức tín dụng là đặt nặng trách nhiệm nhiều hơn đối với thành viên Hội đồng quản trị của các ngân hàng. Các thành viên Hội đồng quản trị là người làm thuê cho NH, phải chịu trách nhiệm về pháp lý. Ở đây, thành viên Hội đồng quản trị độc lập được NHNN đề cử tham gia vào các ngân hàng, chứ không phải do nhóm cổ đông nào đề cử. Thành viên độc lập là "tai mắt" để NHNN có thể giám sát và phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động ngân hàng. Ở vai trò chức năng cơ quan thanh tra giám sát (trực thuộc NHNN), họ có khả năng theo dõi sát những thay đổi thực tế, xuống tận nơi để thanh tra giám sát. Đồng thời, cơ quan này phải thường xuyên luân chuyển cán bộ để sớm phát hiện sai sót hay bao che trong các hợp đồng vay vốn.



Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap